Tóm tắt cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác
Thời Thơ Ấu và thanh niên của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1911)
Chủ Tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận Chủ Nghĩa Mác – Lênin và khẳng định con đường Cách Mạng Việt Nam (1911 – 1920);
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920-1924)
Chủ Tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1924 – 1930);
Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (1930 – 1945);
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Người tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền Cách mạng và kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954);
Chủ Tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (1954 – 1969).
Vào hồi 9h47′ ngày 02/9/1969, trái tim của Người ngừng đập, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
- Ngày 2/9/1945 Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.
- Gia đình Hồ Chí Minh
Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Sen (hay làng Kim Liên), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Thân sinh của Bác Hồ
Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi là Cụ Phó bảng; 1862 – 1929) là cha của Hồ Chí Minh. Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm 1894 và Phó bảng năm 1901. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ; năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định. Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi vì một “tên cường hào” bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng. Sau đó ông đi vào miền Nam và sống một cuộc đời thanh bạch tại Làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp (nay là xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh) cho đến cuối đời.

- Bà Hoàng Thị Loan (1868-1901) là mẹ của Hồ Chí Minh. Bà là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, bà được cha mình gả chồng vào năm 15 tuổi. Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người Việt Nam hiền hậu và hết lòng vì chồng con: sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà đã lao động dệt vải vất vả một tay nuôi sống cả gia đình. Năm 1900 sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1901. Năm 1922, hài cốt của bà được cô Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà mình ở Làng Sen, Kim Liên. Năm 1942, cải táng tại núi núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi Đại Huệ. 1985, nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng tại đây một khu lăng mộ dành cho bà.

- Các anh chị em của Bác Hồ
Nguyễn Thị Thanh (1884 – 1954) là người chị cả, có hiệu khác là Bạch Liên nữ sĩ
- Nguyễn Sinh Khiêm (1888 – 1950) là con thứ hai của trong gia đình cụ Phó bảng. Ông còn được gọi là Cả Khiêm, tên tự là Tất Đạt
- Nguyễn Sinh Nhuận (1900 – 1901), hay tên khai sinh là Nguyễn Sinh Xin, là con trai út trong gia đình
Ông bà của Bác Hồ
- Nguyễn Sinh Nhậm là ông nội của Hồ Chí Minh
- Hà Thị Hy là bà nội của Hồ Chí Minh.
- Hoàng Xuân Đường (sinh 1835 mất năm 1893), người làng Hoàng Trù, là ông ngoại của Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Kép (mất khoảng đầu thế kỷ XX), người làng Hoàng Trù, là bà ngoại của Hồ Chí Minh.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
- Tiết HĐTN đã kết thúc, song đã để lại trong lòng mỗi hs lòng tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh - người cha già của dân tộc Việt Nam và của bao lớp lớp thế hệ thiếu niên nhi đồng.
Tác giả: Bùi Hồng Phúc
Giáo viên: Tiểu học An Thắng